Để làm tốt công tác này, việc đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm có chất bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn đó được xây dựng và quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở sự nghiên cứu khoa học đầy đủ và áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động.
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động có thể hiểu là những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn trong an toàn lao động, vệ sinh lao động và bắt buộc áp dụng đối với đơn vị sử dụng lao động. Có hai loại tiêu chuẩn là tiêu chuẩn cấp nhà nước áp dụng đối với mọi đơn vị sử dụng lao động và tiêu chuẩn cấp ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng tại các đơn vị sử dụng lao động trong phạm vi ngành đó. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và công bố tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động . Trên cơ sở đó, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lý được Chính phủ phân công.
Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc. Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn đó, pháp luật lao động quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đáp ứng các yêu cầu cụ thể về điều kiện nơi làm việc để đảm bảo thiết lập môi trường lao động thuận lợi, hạn chế tối đa những yếu tố nguy hiểm, rủi ro đối với người lao động. Việc quy định bắt buộc thực hiện các quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động.
xem thêm sản phẩm: Quần áo bảo hộ lao động
Quy định về trang bị phương tiện bảo vệ người lao động
Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ người lao động có ý nghĩa thiết thực, trực tiếp nhất đối với việc bảo vệ sức khoẻ của người lao động nhằm đánh khỏi những tác động tiêu cực của các yếu tố môi trường lao động. Ở phạm vi rộng, phương tiện bảo vệ người lao động bao gồm các phương tiện kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, thường được lắp đặt tại nơi sản xuất, có tác dụng hạn chế các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, bảo vệ sức khoẻ chung của mọi người lao động và các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, được trang bị cho từng người lao động, bao gồm nhiều loại, tùy thuộc vào mục đích bảo vệ (kính mắt, mũ bảo hiểm, găng tay, quần áo bảo hộ,...). Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động hang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn và phải sử dụng trong quá trình làm việc. Việc hang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, không buộc người lao động tự mua...( Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Người sử dụng có trách nhiệm giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Chế độ an toàn, vệ sinh lao động đối với một số loại lao động đặc thù
An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động nữ: An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động nữ được pháp luật ghi nhận thông qua các quy định về giới hạn danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ, các ưu tiên trong chế độ chăm sóc sức khỏe, thời giờ làm việc nghỉ ngơi và điều kiện, môi trường lao động (Xem thêm: Điều 136, Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019). Các quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền làm mẹ, sức khoẻ của lao động nữ, đảm bảo bình đẳng giới.
xem thêm về sản phẩm: Giày ủng bảo hộ lao động
An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên: Pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi (xem: Điều 145 Bộ luật lao động năm 2019). Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên được ghi nhận thông qua các quy định về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và danh mục những công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên (Xem thêm: Điều 144, Điều 147 Bộ luật lao động năm 2019).
An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động khuyết tật, lao động cao tuổi: Quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với hai đối tượng lao động đặc thù này bao gồm chế độ khám sức khỏe định kỳ, cấm làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, không sử dụng lao động làm thêm, làm đêm và các trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động (Xem: Điều 159, Điều 160 Bộ luật lao động năm 2019.
Để mua các sản phẩm chính hãng hãy liên hệ ngay :
Địa chỉ: Số 376 đường Nguyễn Trãi, P.Quán Bàu, Tp.Vinh, Nghệ An
Hotline/zalo: 0982.212.114 – 0911.990.114
Gmail: [email protected]
Website: diencophuchung.com